Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015


Ngoài việc hoàn thành trách nhiệm của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình, phụ nữ ngày nay còn phải đối mặt với nhiều bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như viêm niệu đạo, viêm ống dẫn trứng, viêm âm đạo,… trong đó viêm âm đạo là bệnh chị em không thể chủ quan. Tìm hiểu về thuốc chữa viêm âm đạo để có thêm biện pháp điều trị viêm âm đạo và giúp chị em bảo vệ cuộc sống và hạnh phúc gia đình của mình.
Phá thai thường được nhiều người hiểu là việc làm không tốt, thiếu tính nhân văn nhưng đấy chỉ là một phần trong cách nghĩ của chúng ta. Nhiều trường hợp nếu không thực hiện phá thai sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ. Lựa chọn phá thai là quyết định của mỗi người nhưng nếu đã quyết định thì nên giải quyết thế nào đảm bảo an toàn. Chị em cần ý thức được rằng những biện pháp can thiệp phá thai không an toàn sẽ gây ra những hậu quả nặng nề. Dưới đây là những cảnh báo nguy hiểm và các biến chứng gặp phải đối với phá thai không an toàn, phá thai chui.

Viêm nhiễm các cơ quan sinh sản

 

Hầu hết các trường hợp gặp phải biến chứng sau nạo phá thai là do chị em xem thường trong việc lựa chọn cơ sở y tế, phương pháp phá thai…Những cơ sở phá thai chui không đảm bảo chất lượng, thao tác thủ công…là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biến chứng.
Ngoài ra các dụng cụ y tế đưa vào tử cung không được triệt khuẩn, nạo phá thai sai kỹ thuật cũng sẽ dễ dàng dẫn đến các biến chứng đối với các cơ quan sinh sản như làm rách cổ tử cung, thủng tử cung, tổn thương nội mạc tử cung…Những tổn thương nặng nề hơn phải kể đến như gây viêm dính tử cung, viêm vòi trứng dẫn đến vô sinh.

Ảnh hưởng đến những lần mang thai sau này

Các can thiệp nạo phá thai không an toàn làm tăng khả năng viêm nhiễm đến các cơ quan sinh sản như nội mạc tử cung sau đó lan sang ống dẫn trứng và gây ra những bất thường hình dạng hay viêm nhiễm ở khu vực này. Chính những điều này đã gây ra ảnh hưởng đến khả năng mang thai trở lại của thai phụ trong những lần sau.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Chị em phụ nữ thường rất ngại đi khám phụ khoa, với những người chưa lập gia đình và chưa có quan hệ tình dục thì lại càng khó để làm việc đó. Vậy đối với nữ giới, việc khám phụ khoa khi chưa quan hệ tình dục liệu có phải là một việc tốt và nó có cần thiết hay không? Thiết nghĩ, mọi người nên tìm hiểu để có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn về vấn đề này.

Chăm sóc và giữ gìn vệ sinh “vùng kín” hay các cơ quan sinh sản khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh phụ khoa ở nữ giới. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp trong vấn đề này:

1. Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ thế nào?
Việc dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín, trong đó có dung dịch vệ sinh phụ nữ ngày càng trở nên phổ biến vì dung dịch này có tác dụng làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công dẫn tới các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên và tùy tiện sản phẩm này lại có thể gây ra những hiệu ứng ngược.
Trong môi trường âm đạo tự nhiên có chứa loại vi khuẩn lactobacillus Doderlein. Chúng được co như những “chiến sĩ” tích cực trong việc ngăn ngừa, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và duy trì độ PH cân bằng của môi trường âm đạo.
Khi dùng quá thường xuyên dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhất là khi thụt rửa sâu vào âm đạo, các chất tẩy rửa hoá học trong dung dịch có thể “tiêu diệt” các vi khuẩn có lợi trên. Môi trường âm đạo bị mất độ cân bằng sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn có hại bên ngoài, gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan sinh sản.
Do vậy, tốt nhất là không nên lạm dụng. Cách tốt nhất để chăm sóc “vùng kín” hàng ngày là rửa bằng nước sạch. Chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh vào những ngày trước và sau kỳ kinh hoặc sau khi sinh con và cần dùng đúng liều lượng cho phép ghi trên sản phẩm hoặc hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.
2. Áp lực công việc cũng là nguyên nhân gây các bệnh “vùng kín”?
Có rất nhiều phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa, đặc biệt là “dân văn phòng”. Về thực chất thì áp lực công việc không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các bệnh này. Nhưng nếu công việc thường xuyên căng thẳng, thói quen ngồi lâu trước máy tính, ít vận động sẽ làm “cản trở” quá trình hồi lưu máu về các cơ quan sinh sản ở phần bụng dưới.
Sức nặng vùng bụng cũng gây nên những “áp lực” cho tử cung, dạ con và các cơ quan sinh sản khác. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây nên các bệnh ở vùng kín.
3. “Yêu” nhiều có gây tổn thương cho âm đạo?
Tần suất “yêu” vượt mức cho phép luôn khiến cho âm đạo ở vào trạng thái bị kích thích cao độ, làm tổn thương các lớp niêm mạc và giảm khả năng kháng viêm, từ đó có thể dẫn tới xuất huyết hoặc chảy máu âm đạo.
4. “Chuyện ấy” bao lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ?
Khi ở vào trạng thái kích thích, các cơ quan sinh dục sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm. Do vậy, thời gian cho “chuyện ấy” nếu quá dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng kín và gây bệnh. Các chuyên gia tình dục cho rằng: 30 phút là khoảng thời gian “lý tưởng” cho “chuyện ấy”.
5. Sử dụng các chất bôi trơn khi “yêu” có gây tác dụng phụ không?
Ở điều kiện bình thường, khi “yêu”, âm đạo của phụ nữ thường tiết ra dịch nhờn giúp quá trình giao hợp trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, bạn cũng cần tới sự giúp đỡ của chất bôi trơn.
Chất bôi trơn nói chung không gây ra các tác dụng phụ đối với cơ quan sinh sản và sức khoẻ cơ thể. Nhưng để phát huy tác dụng của nó tới chất lượng cuộc sống tình dục của bạn, hãy tìm tới bác sỹ chuyên khoa để có được lời khuyên tốt nhất.

6. Vi rút HPV có liên quan tới bệnh ung thư vú?
HPV là một trong những tác nhân gây bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Loại vi rút này không chỉ gây ra các bệnh ở tử cung mà còn gây nên các tổn thương ở vùng ngực của phụ nữ, nhất là ở núm vú.
Khi các vi khuẩn tấn công, ở quanh khu vực núm vú sẽ mọc lên các mụn cứng, không đau (giống với mụn cơm). Bệnh này thường kéo dài và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tắc tuyến sữa, ung thư vú
Những người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, hút thuốc, uống rượu, quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc quá sớm thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường khác.

7. Ngừa ung thư cổ tử cung thế nào?
Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, chị em cần chú ý: tiêm phòng vắc xin, khám phụ khoa định kỳ, quan hệ tình dục lành mạnh, luôn chú ý giữ gìn vệ sinh “vùng kín”, từ bỏ rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác…

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Trước những băn khoăn và thắc mắc của nhiều thai phụ, các bác sĩ sản phụ khoa cho biết: Môi trường âm đạo của phụ nữ là nơi sinh sống của cả những lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi mang thai, bởi nồng độ pH âm đạo thay đổi và "cô bé" ẩm ướt hơn bình thường nên số vi khuẩn này phát triển nhiều hơn bình thường, nhất là hại khuẩn...Đó chính là những lý do khiến cho thai phụ thường bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai.


Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Khi mắc bệnh, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mà thai phụ sẽ thấy có những triệu chứng và biểu hiện như:

- Viêm nhiễm phụ khoa do nấm: "Vùng kín" sưng đỏ, mẩn ngứa, khí hư đặc như bột, trắng, âm đạo có màu đỏ tím.

- Viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn: Âm đạo – âm hộ ngứa nhiều, ra nhiều khí hư màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo viêm đỏ, sưng tấy.

- Viêm nhiễm phụ khoa do trùng roi: Khí hư ra nhiều, có màu vàng xanh như mủ và hôi, niêm mạc âm đạo hơi đỏ.

- Ngoài ra, trong thời gian "bầu bí" thai phụ cũng có thể bị viêm nhiễm phụ khoa nếu dị ứng với sản phẩm vệ sinh, vệ sinh không sạch sẽ và đúng cách, quan hệ tình dục khi "đối tác" bị bệnh nam khoa....
Phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Để giảm nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ khi mang thai, thai phụ nên:

- Giữ vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ và đúng cách. Nên dùng nước muối ấm để vệ sinh và tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo.

- Thay quần lót và băng vệ sinh thường xuyên. Nếu khí hư ra quá nhiều thì cứ cách 1 -2 giờ đồng hồ lại thay quần lót 1 lần.

- Mặc quần áo, nhất là đồ lót thông thoáng và thấm hút mồ hôi. Nên chọn những loại quần làm từ chất liệu cotton hoặc sợi tự nhiên.

- Uống nhiều nước và bổ sung thêm sữa chua và chất xơ vào khẩu phần ăn hằng ngày. Đồng thời, nên vận động nhẹ nhàng, đùng ngồi lâu một chỗ vì sẽ càng khiến vùng chậu bị áp lực và khí hư càng tiết ra nhiều.

Khi có những triệu chứng và biểu hiện của bệnh, thai phụ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Chứng mất kinh sơ cấp có thể gây ra bởi
- Vùng não điều khiển thân nhiệt có vấn đề, đó là vùng trên não tương tác với tuyến yên để điều hòa chu kỳ nguyệt san.
- Nhiễm sắc thể bất thường

- Bệnh ở tuyến yên, ảnh hưởng đến tuyến yên. Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm bên dưới bộ não, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
- Sự tắt nghẽn âm đạo, ví dụ như một cái màng làm ngăn cản dòng chảy của kinh nguyệt
Bạn có thể bị mất kinh thứ cấp do 

- Mang thai
- Dùng thuốc ngừa thai
- Căng thẳng
- Một vài loại thuốc như thuốc chống suy nhược, thuốc hóa trị liệu, và thuốc loạn thần.
- Cân nặng cơ thể cực kỳ thấp
- Vấn đề với tuyến giáp, cũng là một tuyến nội tiết sản xuất hocmon ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
- Tập thể dục thường xuyên và vất vả, như là chạy đường dài, đặc biệt là khi chất béo trong cơ thể ở mức thấp

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Thế nào là kinh nguyệt?
Ở phụ nữ trưởng thành, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, y học gọi là kinh nguyệt. Hoormon oestrogen được tiết ra trong giai đoạn noãn bào phát dục làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh sau khi trứng rụng. Oestrogen, progestagen do hoàng thể tiết ra làm cho ở niêm mạc tử cung đang tăng sinh xuất hiện những thay đổi về nội tiết. Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì khoảng mười bốn ngày sau khi trứng rụng, hoàng thể sẽ thoái hóa, mức độ của oestrogen và progestagen cũng theo đó mà giảm bớt. Niêm mạc tử cung, vì vậy, sẽ trở nên mỏng, mạch máu bị chèn và co thắt, máu không thông, khiến tổ chức niêm mạc bị thiếu máu, hoại tử và rụng, gây chảy máu.


Tại sao phụ nữ có kinh không đều thường khó có thai?
Tế bào trứng đã chín chỉ khi gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng mới có thể thụ thai, dần dần phát triển thành thai nhi. Vì vậy điều kiện tiên quyết của việc sinh con là:
- Tế bào trứng trong buồng trứng đến kỳ phải chín.
- Tinh hoàn của nam phải sinh ra các tinh trùng có thể hoạt động, tức là sau khi phóng vào âm đạo của phụ nữ nó phải thụ tinh được với trứng.
- Ống dẫn trứng phải thông suốt.
- Nội mạc tử cung bình thường.
Rối loạn kinh nguyệt chứng tỏ trở ngại công năng buồng trứng (thời kỳ nguyên phát hoặc đã kéo dài), hoặc có dị thường nội mạc tử cung. Trở ngại công năng buồng trứng thường thấy là trở ngại của phát dục bào trứng hoặc trứng chín, trứng không rụng hoặc rụng ít. Những biểu hiện tiên quyết kể trên dẫn đến khó có thai.
Triệu chứng
Bệnh Phụ Khoa - Triệu chứng chung của viêm nội mạc tử cung là đau bụng dữ dội trước và trong khi “ngày ấy" xuất hiện; đau khi quan hệ vợ chồng. Bệnh nhân thường thấy mệt mỏi, đau buốt đường tiết niệu, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa... Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này còn kèm theo dị ứng, thường xuyên bị viêm nhiễm ở vùng kín.

Nguyên nhân


Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung chưa được xác định rõ ràng. Theo một số bác sĩ chuyên khoa sản, bệnh xuất hiện do rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (ở trường hợp này, máu tống ra ngoài qua đường ống dẫn trứng). Theo một số ý kiến khác, nguyên nhân gây bệnh là hệ miễn dịch hoặc hoóc môn có vấn đề, tạo điều kiện cho các mô niêm mạc phát triển.

Điều trị

Về điều trị, thông thường, các bác sĩ sẽ cho dùng thuốc chống nhiễm trùng. Vài loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc aspirin cũng có thể giúp bạn thoát khỏi cơn đau. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời. Phẫu thuật là phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị viêm nội mạc tử cung.

Muốn điều trị dứt bệnh, bạn cần kiên trì trong một thời gian dài. Nên kết hợp chữa trị bằng liệu pháp hoóc môn để hạn chế hiện tượng viêm.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

bệnh thường xảy ra sau khi bị bệnh nhiễm trùng hay một bệnh khác trong cơ thể, nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm loại vi trùng có tên là chuỗi cầu trùng, vi trùng này hay gây viêm họng và ghẻ chốc ở trẻ.

Khi trẻ than đau họng, nuốt nước miếng đau, nếu có kèm theo sốt cao, nổi hạch ở vòng hàm, mặt hoặc khạc ra đàm có màu đục hoặc vàng xanh, nên nghi ngờ trẻ bị nhiễm vi trùng này. ở trẻ bị ghẻ chốc, da đầu nổi nhiều nhọt, chảy nước vàng và đóng mài màu nâu đen. Viêm cầu thận cấp còn là biến chứng của các bệnh khác như sưng phổi, thương hàn, giang mai, sốt rét, viêm màng tim. Ngoài ra, còn gây ra bởi các loại siêu vi trùng gây bệnh quai bị, sởi, viêm gan.

Tổn thương thận không phải là do độc tố của vi trùng mà do cơ thể phản ứng lại việc xâm nhập của vi trùng nhưng đồng thời tạo ra chất gây hại thận.

Triệu chứng

Bệnh thường xảy ra ở trẻ 6-10 tuổi và ở tuổi thanh niên. Tuy nhiên, có khoảng 5% trường hợp bệnh xảy ra ở người trên 50 tuổi. Bệnh bộc phát hai tuần sau khi trẻ bị viêm họng hoặc ghẻ chốc.

Triệu chứng thường thấy là tiểu ít, tiểu sậm màu (có chứa máu trong nước tiểu), phù chi dưới. Một số người bệnh có triệu chứng nhức đầu, mờ mắt do tăng huyết áp. Tuy nhiên, cũng có khoảng 50% bệnh nhân không có triệu chứng, bệnh được phát hiện tình cờ khi kiểm tra máu và nước tiểu.

Triệu chứng phù, cao huyết áp có thể hết trong vòng một tuần. Tuy nhiên, những bất thường về nước tiểu (có chứa đạm, hồng cầu) phải mất vài tháng mới trở lại bình thường.

Diễn tiến và biến chứng

Trẻ em hồi phục tốt hơn người trưởng thành. Phần lớn trẻ em hết bệnh hoàn toàn so với 30% người trưởng thành có khuynh hướng bệnh diễn tiến lâu dài và đưa đến tình trạng suy thận mãn.

Một vài trường hợp trầm trọng có thể có biến chứng cao huyết áp cấp cứu hoặc suy tim, thậm chí người bệnh có thể bị vô niệu, thận hư không lọc được nước tiểu, có thể gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo.

Chữa trị

Người bệnh cần phải được nghỉ ngơi.

 Không có cách chữa trị đặc hiệu cho bệnh vì tổn thương thận là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, thầy thuốc có thể dùng kháng sinh nếu tìm thấy chuỗi cầu trùng ở họng hay chỗ ghẻ chốc.

Giảm ăn muối ở những bệnh nhân phù, cao huyết áp. Tùy theo mức độ tổn thương thận mà bệnh nhân phải hạn chế dùng thức ăn có chứa nhiều đạm. Có thể dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của thầy thuốc.

Nếu bị cao huyết áp cấp cứu, phải được chữa trị ở bệnh viện.
Theo 24h

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ chủ yếu là các viêm nhiễm ở âm hộ, âm đạo và cổ tử cung. Căn nguyên thường do các yếu tố:

Vô sinh do dính buồng tử cung

Tìm hiểu bệnh viêm cổ tử cung

- Nấm men Candida gây viêm âm hộ - âm đạo.

- Trùng roi âm đạo gây viêm âm đạo.

- Vi khuẩn gây viêm âm đạo do vi khuẩn.

- Lậu cầu khuẩn gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.

- Chlamydia Trachomatis gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.

 Triệu chứng lâm sàng


Các dấu hiệu và triệu chứng  của tiết dịch âm đạo bệnh lý (khí hư): số lượng ít hoặc nhiều, loãng hoặc đặc, màu trong, đục hoặc màu vàng, mùi hôi hoặc không hôi. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác đi kèm:

- Ngứa vùng âm hộ, âm đạo (đặc biệt do nấm men Candida).

- Cảm giác bỏng rát vùng âm hộ, âm đạo (đặc biệt do nấm men Candida).

- Viêm nề âm hộ.

- Ðau khi giao hợp.

- Có thể kèm theo đái khó.

Xét nghiệm hỗ trợ

- Soi tươi để tìm trùng roi âm đạo và nấm Candida.

- Nhuộm Gram tìm lậu cầu khuẩn.

- Xét nghiệm nhanh Sniff (thử nghiệm mùi hôi với KOH 10%) để xác định viêm âm đạo do vi khuẩn.

 Chẩn đoán

Viêm ống cổ tử cung do lậu và Chlamydia: trong ống cổ tử cung có dịch nhày mủ hoặc mủ có máu. Có thể kèm theo viêm tuyến Bartholin, Skene.

Viêm âm đạo: có khí hư âm đạo với tính chất:

- Do Candida: khí hư đặc, màu trắng như váng sữa dính vào thành âm đạo, có vết trợt, số lượng nhiều hoặc vừa; thường kèm theo ngứa và cảm giác bỏng rát âm hộ-âm đạo.

- Do trùng roi âm đạo: khí hư màu xanh, loãng, có bọt, số lượng nhiều, mùi hôi, có thể gây viêm cổ tử cung nặng (cổ tử cung như quả dâu). Chẩn đoán xác định bằng soi tươi dịch âm đạo có trùng roi di động.

- Do vi khuẩn: màu xám trắng, đồng nhất, dính đều vào thành âm đạo, số lượng ít, mùi hôi. Test Sniff dương tính.

Ðiều trị

Nếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân, nếu không thì điều trị theo hội chứng.

Ðối với mọi trường hợp tiết dịch âm đạo, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho cả bạn tình, trừ trường hợp viêm âm đạo do nấm hoặc vi khuẩn.

Phác đồ điều trị viêm ống cổ tử cung

Ðiều trị đồng thời lậu và Chlamydia Trachomatis theo 1 trong 3 phác đồ sau:

Ceftriaxone 250mg, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên,  trong 7 ngày, hoặc

Spectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày, hoặc

Cefotaxime 1g, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.

Chú ý:

Có thể thay Doxycyclin bằng Tetraxylin 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.

Không dùng Doxycyclin và Tetraxylin cho phụ nữ có thai và cho con bú, thay thế bằng một trong các phác đồ sau:

Erythromycin base 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày, hoặc

Amoxilin 500mg uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên,  trong 7 ngày, hoặc

Azithromycin 1g uống liều duy nhất.

Ðiều trị cho bạn tình dù họ không có triệu chứng lậu và Chlamydia với liều tương tự

Phác đồ điều trị viêm âm đạo

Ðiều trị đồng thời viêm âm đạo do trùng roi, viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm đạo do nấm men Candida.

Ðiều trị viêm âm đạo do trùng roi và vi khuẩn:

Dùng một trong các phác đồ sau đây:

Metronidazol 2g hoặc Tinidazole 2g uống liều duy nhất, hoặc

Metronidazol 500mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày.

Với viêm âm đạo do trùng roi, điều trị cho bạn tình với liều tương tự.

Ðiều trị viêm âm đạo do nấm men Candida

Dùng một trong các phác đồ sau đây:

Nystatin viên đặt âm đạo 100.000 đơn vị, 1 hay 2 viên/ngày trong 14 ngày, hoặc

Miconazole hoặc Clotrimazole viên đặt âm đạo 200mg, 1 viên/ngày trong 3 ngày, hoặc

Clotrimazole 500mg, viên đặt âm đạo, đặt 1 liều duy nhất, hoặc

Itraconazole (Sporal) 100mg uống 2 viên/ngày trong 3 ngày, hoặc

Fluconazole (Diflucan) 150mg uống 1 viên duy nhất.

Chú ý:

Không cần điều trị cho bạn tình.

Viêm cổ tử cung lộ tuyến

- Là giai đoạn tiến triển của viêm cổ tử cung nếu không được điều trị tích cực. Lộ tuyến (hay lộn tuyến) là các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung.

Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (khi đó gọi là lộ tuyến viêm).

- Nguyên nhân gây lộ tuyến chưa được biết rõ, nhưng bệnh thường gặp hơn ở những phụ nữ đã sinh nở, trong thời kỳ buồng trứng còn hoạt động mạnh. Vì thế, ở người đã mãn kinh, lộ tuyến thường không tồn tại nữa. Đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở trẻ em (bẩm sinh).

Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư.

Nếu lộ tuyến kèm theo viêm nhiễm thì phải dùng thuốc điều trị chống viêm. Tuy vậy, thuốc chống viêm không chữa khỏi lộ tuyến. Muốn chữa hết lộ tuyến thì phải dùng các biện pháp diệt tuyến (nghĩa là phải đốt chúng bằng điện, lazer, áp lạnh hay bằng hóa chất). Việc đốt tuyến cũng chỉ được thực hiện sau khi đã chữa khỏi viêm. Trước khi đốt phải soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào cổ tử cung.

Thông tin và tư vấn

Mọi trường hợp mắc hội chứng tiết dịch âm đạo đều cần được thông tin và tư vấn về hành vi tình dục an toàn, trừ trường hợp đã xác định là do nấm men hoặc vi khuẩn nội sinh. Các vấn đề chính cần tư vấn cho người mắc hội chứng tiết dịch âm đạo, đặc biệt đối với các trường hợp được chẩn đoán xác định hoặc có khả năng bị lậu, nhiễm Chlamydia và trùng roi âm đạo là:

- Các hậu quả của bệnh có thể là nhiễm khuẩn ngược dòng, chửa ngoài tử cung, vô sinh...

- Tuân thủ phác đồ điều trị dù triệu chứng đã hết, đến khám lại theo lịch hẹn.

- Khả năng lây truyền cho bạn tình.

- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc điều trị.

- Tình dục an toàn và sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên.

- Ðiều trị  cho cả bạn tình.
Theo : http://suckhoephukhoa.net

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

khám phụ khoa - Bên trong tử cung có một lớp niêm mạc mềm, xốp, gọi là nội mạc tử cung. Khu vực này sẵn sàng tiếp nhận trứng thụ tinh và nuôi dưỡng chúng phát triển thành bào thai. Nếu trứng không rụng, các mô nội mạc tử cung sẽ bị phá hủy và được tống ra ngoài, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt. 
Tuy nhiên, với tình trạng viêm nội mạc, các mô niêm mạc phát triển ra ngoài tử cung, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Các mô lạc ấy có thể lan lên buồng trứng, ống dẫn trứng và dây chằng. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, các mô niêm mạc ấy có thể tìm thấy ở bàng quang, ruột, thận và phổi.
Triệu chứng

Triệu chứng chung của viêm nội mạc tử cung là đau bụng dữ dội trước và trong khi “ngày ấy" xuất hiện; đau khi quan hệ vợ chồng. Bệnh nhân thường thấy mệt mỏi, đau buốt đường tiết niệu, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa... Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này còn kèm theo dị ứng, thường xuyên bị viêm nhiễm ở vùng kín.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung chưa được xác định rõ ràng. Theo một số bác sĩ chuyên khoa sản, bệnh xuất hiện do rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (ở trường hợp này, máu tống ra ngoài qua đường ống dẫn trứng). Theo một số ý kiến khác, nguyên nhân gây bệnh là hệ miễn dịch hoặc hoóc môn có vấn đề, tạo điều kiện cho các mô niêm mạc phát triển.
Điều trị
Về điều trị, thông thường, các bác sĩ sẽ cho dùng thuốc chống nhiễm trùng. Vài loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc aspirin cũng có thể giúp bạn thoát khỏi cơn đau. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời. Phẫu thuật là phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị viêm nội mạc tử cung.
Muốn điều trị dứt bệnh, bạn cần kiên trì trong một thời gian dài. Nên kết hợp chữa trị bằng liệu pháp hoóc môn để hạn chế hiện tượng viêm.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Trong cái nắng chói chang và nóng bức của mùa hè, sức khỏe mỗi người cũng gặp phải hàng loạt trục trặc. Ðặc biệt, yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về mắt. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở mắt trong mùa hè
Dị ứng mắt thường xảy ra trên người có cơ địa dị ứng kèm theo các loại bệnh dị ứng khác của cơ thể. Khi bị dị ứng, mắt của bạn trở nên nhạy cảm quá mức với một số chất, mặc dù có thể những chất đó không phải là tác nhân gây hại. Ví dụ, bụi được xem là chất vô hại đối với mắt người bình thường, nhưng đối với mắt nhạy cảm, khi gặp bụi, mắt sẽ tiết ra rất nhiều nước và dịch nhầy. Nhiệt độ cao trong mùa hè kèm theo bụi sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng mắt do mắt phải tiếp xúc với ánh mặt trời và bụi nhiều hơn. Tình trạng dị ứng có thể gây ngứa, đỏ mắt kèm theo cảm giác nóng rát.
Bệnh dị ứng ở mắt phổ biến bao gồm: viêm kết mạc dị ứng và viêm giác mạc.

Viêm kết mạc dị ứng: Các triệu chứng chủ yếu là ngứa mắt, chảy nước mắt, tăng tiết dử mắt với các đặc điểm: màu trong, dai dính, lỏng như nước cháo, đôi khi đặc quánh; Nặng hơn thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng.
Viêm giác mạc: Các viêm nhiễm của giác mạc thường do dị ứng với những yếu tố nội sinh như: viêm giác mạc kẽ do dị ứng độc tố vi khuẩn lao - xoắn khuẩn giang mai, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu, viêm giác mạc sau nhiễm virus herpes, thủy đậu, zona...
Một số trường hợp dị ứng làm khởi phát các triệu chứng như viêm kết mạc (đỏ mắt) và hen suyễn. Khi xảy ra đồng thời cả dị ứng mắt và mũi người ta gọi là viêm mũi - kết mạc dị ứng, với những dấu hiệu cơ bản: mắt đỏ, sưng hoặc ngứa, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, ngứa mũi, miệng hoặc cổ họng, đau đầu do tắc nghẽn xoang...
Khô mắt
Hội chứng khô mắt rất phổ biến trong mùa hè và nhiều người gặp phải, nhất là những người thường xuyên phải làm việc với máy móc, thiết bị điện tử. Hiện tượng khô mắt xuất hiện là do sự gia tăng nhiệt độ trong mùa hè và môi trường làm việc có điều hòa dẫn đến sự mất nước rất nhanh ở các bộ phận cơ thể, bao gồm cả mắt.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Do đó hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bạn. Dưới đây là danh sách những thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa của bạn.
Sữa chua
Sữa chua là sản phẩm thu được khi lên men lactic sữa động vật, có nhiều ích lợi đối với sức khỏe. Nhờ quá trình lên men lactic, một phần protein trong sữa phân giải thành các axit amin, các chất đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa. Sũa chua chứa nhiều vi khuẩn lactic nên sữa chua đặc biệt tốt cho đường ruột, dạ dày và hệ tiêu hóa nói chung. Sữa chua rất thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa. Hãy ăn sữa chua mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Tảo bẹ và rong biển
Trong tảo bẹ và rong biển chứa một số lượng lớn các chất nhuận tràng, thúc đẩy bài tiết các chất độc phóng xạ trong cơ thể ra ngoài cùng với phân. Ăn tảo bẹ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị. Chúng được coi là thực phẩm có tính kiềm, làm sạch máu. Ăn tảo bẹ và rong biển có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Khoai lang
Khoai lang là một trong những thực phẩm giúp nhuận tràng, cải thiện các bệnh về đường ruột, tiêu hóa và chống ung thư hiệu quả. Trong khoai lang rất nhiều ba chất: beta-carotene, vitamin C và axit folic. Một củ khoai lang nhỏ có thể đáp ứng 2 lần lượng vitamin A, vitamin C cần thiết hằng ngày của con người và khoảng 50 microgram axit folic. Chất chống oxy hóa beta-carotene và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh ung thư.
Thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Đậu đỏ
Đậu đỏ có chứa saponin có thể kích thích đường ruột. Nó có tác dụng lợi tiểu tốt, tăng cường sự tỉnh táo, giải độc, bệnh tim và bệnh thận. Đậu đỏ chứa chứa nhiều chất xơ có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp, điều tiết lượng đường trong máu, giảm cân… Đậu đỏ còn là một thực phẩm rất giàu axit folic. Các bà mẹ đang mang bầu hay cho con bú ăn nhiều đậu đỏ sẽ rất tốt cho thai nhi và sức khỏe thể chất.
Thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Chuối
Chuối giúp phục hồi chức năng ruột, cung cấp lại chất điện phân và kali bị mất do bệnh tiêu chảy. Loại quả này cũng có rất nhiều chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa. Ăn chuối mỗi ngày cho bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sạch ruột.
Cần tây
Cần tây là một loại thực phẩm nhiều chất xơ có tác dụng chống ung thư, lignin và lipid trong cần tây là một chất chống oxy hóa ở nồng độ cao có thể ức chế các vi khuẩn đường ruột được sản xuất bởi chất gây ung thư. Nó cũng có thể tăng tốc độ thời gian của phân trong ruột, làm giảm tiếp xúc của chất gây ung thư và niêm mạc đại tràng, và đạt được mục đích ngăn ngừa ung thư ruột kết. Bên cạnh đó cần tây còn có hàm lượng sắt cao, có thể bổ sung cho người thiếu máu. Thường xuyên ăn cần tây còn có thể cải thiện acid và acid uric trong cơ thể hiệu quả, phòng chống bệnh gút.
Yến mạch
Yến mạch có chất xơ, folate, vitamin A và kẽm, làm cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Yến mạch nguyên hạt là tốt nhất vì nó làm bạn có cảm giác no cho dù ngay cả lúc dạ dày đang trống rỗng. Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa vì nó giúp vận chuyển thức ăn và ngăn ngừa táo bón. Yến mạch là một trong những nguồn tự nhiên tốt nhất của chất xơ, cũng như hàm lượng vitamin và khóang chất phong phú giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Trà thảo dược
Các loại trà thảo dược không chứa caffeine giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Các loại trà thảo dược giúp hấp thụ khí, giảm stress, thúc đẩy lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa và loại bỏ các chất thải độc, ô nhiễm tốt hơn. Sử dụng các loại thảo mộc đặc biệt được khuyến khích cho những người bị táo bón, tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột và loét dạ dày.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Người bệnh có các biểu hiện sốt, ho, khó thở, đau nhức cơ thể và tiêu chảy… Các triệu chứng này tương tự với bệnh viêm đường hô hấp thông thường nên sẽ rất khó cho bác sĩ trong việc chẩn đoán.
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus Corona (Mers-Cov) là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Bệnh ghi nhận ca mắc đầu tiên vào tháng 4/2012 tại Arab Saudi. Mới đầu giới khoa học gọi nó là virus mới giống SARS vì cùng họ Corona. Tuy nhiên, nó nguy hiểm hơn SARS vì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40%, trong khi SARS chỉ 10%. Dịch hiện có xu hướng lây lan nhanh tại Hàn Quốc khi trong vòng 10 ngày quốc gia này đã có 25 ca mắc; 2 người tử vong. 

mers-cov3-3793-1433236495.jpg
Nguồn Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế. 
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế; bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người, chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần với người bệnh. Lạc đà có thể là ổ chứa virus và có khả năng lây nhiễm sang người. Nhóm nguy cơ cao mắc bệnh là những người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, những người bị bệnh miễn dịch.
Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp. Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao. Một số người nhiễm virus có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và văcxin phòng bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40%. 
Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, việc bệnh nhân lọt qua cửa khẩu xâm nhập vào là điều đương nhiên, virus ủ bệnh đến 14 ngày. Biểu hiện của bệnh tương tự như các bệnh viêm đường hô hấp khác, như bệnh cúm thông thường. Vì thế, công tác giám sát trong bệnh viện hết sức quan trọng. Người bệnh khi đi khám cần khai báo tiền sử đi về từ các nước có dịch, bác sĩ khi khám bệnh cũng cần hỏi kỹ điều này. Người nghi ngờ nhiễm virus sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. 
Việt Nam hiện áp dụng tờ khai y tế tại tất cả các cửa khẩu với 11 nước, trong đó có 9 nước vùng Trung Đông, mới đây thêm Hàn Quốc và Bahrain. 
Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo ghi nhận 1.154 ca mắc, 434 tử vong tại 26 nước. Trong đó 85% số ca mắc tập trung tại 9 nước vùng Trung Đông (Arab Saudi, Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Oman, Yemen, Kuwait, Lebenon, Jordan và Iran). Châu Âu có 9 quốc gia (Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italy, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ). Châu Mỹ có một quốc gia là Mỹ. Châu Phi có 3 quốc gia (Ai Cập, Tunisia và Algeria). Châu Á có 4 quốc gia (Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc). 
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh tại khu vực Trung Đông khi không cần thiết. Trước khi đi du lịch cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng.
- Những người trở về từ khu vực Trung Đông, trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như sốt trên 38°C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm Mers-Cov.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

1. Những công dụng tốt quả quả mận:
- Chống ung thư:
Mận có chứa nhiều anthocyanins là chất chống oaay hóa có khả năng trung hòa các gốc oxy gây ung thư và phá hủy tế bào. Vitamin C và chất xơ trong mận giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết cực hiệu quả.

- Giảm sự hấp thụ cholesterol:
Hàm lượng vitamin C trong mận giúp ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa trong động mạch, đào thải những cholesterol xấu ra ngoài cơ thể.
Nhờ vậy, ăn mận có thể ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và hen suyễn.
- Tốt cho tim mạch:
Mận rất giàu kali, có thể điều chỉnh huyết áp và làm giảm đáng kể nguy cơ bị đột quỵ.
- Tăng cường sự hấp thụ chất sắt:
Vitamin C khá cao trong mận là cơ sở để loại quả này giúp hấp thu chất sắt rất hiệu quả đồng thời tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật và nhiễm trùng của cơ thể.
- Tốt cho tiêu hóa:
Trong mận chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol là những chất cực tốt cho hệ tiêu hóa, điều chỉnh chức năng của cơ quan nội tạng này. Ăn mận nhiều giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.
Nhiều người chữa trị bệnh táo bón bằng cách ăn mận khô hoặc mận tươi cho thấy hiệu quả rất cao.
- Tốt cho mắt:
Ngoài vitamin C, mận còn chứa beta carotene là những dưỡng chất đặc biệt có lợi cho mắt. Ăn mận có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh về mắt có thể dẫn tới mù lòa.
2. Tác hại không ngờ khi ăn nhiều mận:
Mận dù là loại trái cây bổ dưỡng nhưng cũng không nên ăn nhiều bởi những tác hại của nó gây ra cho sức khỏe. Dưới đây là những tác hại của mận, tất nhiên là chỉ khi bạn ăn quá nhiều:
Ăn quá nhiều mận có thể gây sỏi thận (Ảnh minh họa)
Ăn quá nhiều mận có thể gây sỏi thận (Ảnh minh họa)
- Hại thận:
Trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn nhiều mận, chất này có thể gây cản trở hấp thụ calci trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
Bởi thế, ngay cả khi sức khỏe bình thường bạn cũng không nên ăn nhiều mận để tránh nguy cơ tạo sỏi trong cơ thể. Đặc biệt, người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh thận thì không nên ăn loại quả này.
- Gây nóng trong, mụn nhọt:
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Người có cơ địa dạng nhiệt thì chỉ cần ăn vài quả mận là có thể thấy ngay tác dụng phụ đáng sợ này.
- Hại dạ dày và men răng:
Mận có tính acid cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, nhất là men răng trẻ em còn yếu, dễ bị ảnh hưởng.
Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu. Nếu bạn bị bệnh dạ dày mà ăn nhiều mận sẽ cảm nhận sự diễn tiến tăng nặng của bệnh.
Đặc biệt, chất chua trong mận có thể làm thối rữa, ê buốt chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập làm hại răng và nướu.
3. Ăn bao nhiêu thì đủ:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù yêu thích quả mận đến đâu, bạn cũng chỉ nên ăn tối đa 10 quả một ngày để tránh những hậu quả cho sức khỏe nói trên.
Trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối pha loãng để an toàn hơn.
Bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường không nên ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn mận đã chín vì chất đường trong mận có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.