1. Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ thế nào?
Việc
dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín, trong đó có dung dịch vệ sinh phụ
nữ ngày càng trở nên phổ biến vì dung dịch này có tác dụng làm sạch và
ngăn ngừa vi khuẩn tấn công dẫn tới các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Tuy
nhiên, việc sử dụng thường xuyên và tùy tiện sản phẩm này lại có thể gây
ra những hiệu ứng ngược.
Trong
môi trường âm đạo tự nhiên có chứa loại vi khuẩn lactobacillus
Doderlein. Chúng được co như những “chiến sĩ” tích cực trong việc ngăn
ngừa, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và duy trì độ PH cân bằng của môi
trường âm đạo.
Khi
dùng quá thường xuyên dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhất là khi thụt rửa
sâu vào âm đạo, các chất tẩy rửa hoá học trong dung dịch có thể “tiêu
diệt” các vi khuẩn có lợi trên. Môi trường âm đạo bị mất độ cân bằng sẽ
là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn có
hại bên ngoài, gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan
sinh sản.
Do
vậy, tốt nhất là không nên lạm dụng. Cách tốt nhất để chăm sóc “vùng
kín” hàng ngày là rửa bằng nước sạch. Chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh vào
những ngày trước và sau kỳ kinh hoặc sau khi sinh con và cần dùng đúng
liều lượng cho phép ghi trên sản phẩm hoặc hướng dẫn của bác sỹ chuyên
khoa.
2. Áp lực công việc cũng là nguyên nhân gây các bệnh “vùng kín”?
Có
rất nhiều phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa, đặc biệt là “dân văn phòng”. Về
thực chất thì áp lực công việc không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn
tới các bệnh này. Nhưng nếu công việc thường xuyên căng thẳng, thói quen
ngồi lâu trước máy tính, ít vận động sẽ làm “cản trở” quá trình hồi lưu
máu về các cơ quan sinh sản ở phần bụng dưới.
Sức
nặng vùng bụng cũng gây nên những “áp lực” cho tử cung, dạ con và các
cơ quan sinh sản khác. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn sẽ
dễ dàng tấn công và gây nên các bệnh ở vùng kín.
3. “Yêu” nhiều có gây tổn thương cho âm đạo?
Tần
suất “yêu” vượt mức cho phép luôn khiến cho âm đạo ở vào trạng thái bị
kích thích cao độ, làm tổn thương các lớp niêm mạc và giảm khả năng
kháng viêm, từ đó có thể dẫn tới xuất huyết hoặc chảy máu âm đạo.
4. “Chuyện ấy” bao lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ?
Khi
ở vào trạng thái kích thích, các cơ quan sinh dục sẽ trở nên đặc biệt
nhạy cảm. Do vậy, thời gian cho “chuyện ấy” nếu quá dài sẽ tạo điều kiện
cho vi khuẩn tấn công vùng kín và gây bệnh. Các chuyên gia tình dục cho
rằng: 30 phút là khoảng thời gian “lý tưởng” cho “chuyện ấy”.
5. Sử dụng các chất bôi trơn khi “yêu” có gây tác dụng phụ không?
Ở
điều kiện bình thường, khi “yêu”, âm đạo của phụ nữ thường tiết ra dịch
nhờn giúp quá trình giao hợp trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong
những trường hợp đặc biệt, bạn cũng cần tới sự giúp đỡ của chất bôi
trơn.
Chất
bôi trơn nói chung không gây ra các tác dụng phụ đối với cơ quan sinh
sản và sức khoẻ cơ thể. Nhưng để phát huy tác dụng của nó tới chất lượng
cuộc sống tình dục của bạn, hãy tìm tới bác sỹ chuyên khoa để có được
lời khuyên tốt nhất.
6. Vi rút HPV có liên quan tới bệnh ung thư vú?
HPV
là một trong những tác nhân gây bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Loại
vi rút này không chỉ gây ra các bệnh ở tử cung mà còn gây nên các tổn
thương ở vùng ngực của phụ nữ, nhất là ở núm vú.
Khi
các vi khuẩn tấn công, ở quanh khu vực núm vú sẽ mọc lên các mụn cứng,
không đau (giống với mụn cơm). Bệnh này thường kéo dài và nếu không được
chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tắc tuyến
sữa, ung thư vú
Những
người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, hút thuốc, uống rượu, quan
hệ tình dục không lành mạnh hoặc quá sớm thường có nguy cơ mắc bệnh cao
hơn những người bình thường khác.
7. Ngừa ung thư cổ tử cung thế nào?
Để
phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, chị em cần chú ý: tiêm phòng vắc
xin, khám phụ khoa định kỳ, quan hệ tình dục lành mạnh, luôn chú ý giữ
gìn vệ sinh “vùng kín”, từ bỏ rượu, thuốc lá và các chất kích thích
khác…
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét