Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

khám phụ khoa - Bên trong tử cung có một lớp niêm mạc mềm, xốp, gọi là nội mạc tử cung. Khu vực này sẵn sàng tiếp nhận trứng thụ tinh và nuôi dưỡng chúng phát triển thành bào thai. Nếu trứng không rụng, các mô nội mạc tử cung sẽ bị phá hủy và được tống ra ngoài, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt. 
Tuy nhiên, với tình trạng viêm nội mạc, các mô niêm mạc phát triển ra ngoài tử cung, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Các mô lạc ấy có thể lan lên buồng trứng, ống dẫn trứng và dây chằng. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, các mô niêm mạc ấy có thể tìm thấy ở bàng quang, ruột, thận và phổi.
Triệu chứng

Triệu chứng chung của viêm nội mạc tử cung là đau bụng dữ dội trước và trong khi “ngày ấy" xuất hiện; đau khi quan hệ vợ chồng. Bệnh nhân thường thấy mệt mỏi, đau buốt đường tiết niệu, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa... Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này còn kèm theo dị ứng, thường xuyên bị viêm nhiễm ở vùng kín.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung chưa được xác định rõ ràng. Theo một số bác sĩ chuyên khoa sản, bệnh xuất hiện do rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (ở trường hợp này, máu tống ra ngoài qua đường ống dẫn trứng). Theo một số ý kiến khác, nguyên nhân gây bệnh là hệ miễn dịch hoặc hoóc môn có vấn đề, tạo điều kiện cho các mô niêm mạc phát triển.
Điều trị
Về điều trị, thông thường, các bác sĩ sẽ cho dùng thuốc chống nhiễm trùng. Vài loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc aspirin cũng có thể giúp bạn thoát khỏi cơn đau. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời. Phẫu thuật là phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị viêm nội mạc tử cung.
Muốn điều trị dứt bệnh, bạn cần kiên trì trong một thời gian dài. Nên kết hợp chữa trị bằng liệu pháp hoóc môn để hạn chế hiện tượng viêm.

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét