Khô thoáng không có nghĩa là sạch
Chị Hà Thị Yến, phố Mã Mây, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: “Tôi vẫn có cảm xúc gối chăn nhưng khi lâm trận cứ khô khốc khiến chuyện yêu vô cùng khó khăn. Tôi đã gọi điện hỏi trung tâm tư vấn y tế, các chuyên gia khuyên tôi nên loại bỏ áp lực tâm lý, có màn dạo đầu tốt hơn. Tuy nhiên, tôi loại bỏ hai tình huống này vì tôi không bị áp lực tâm lý và đối tác cũng rất tuyệt vời với màn dạo đầu”.
“Vì không thể tự tìm ra câu trả lời, tôi quyết định đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị viêm âm đạo. Tôi thấy lạ vì mình rất khô thoáng, sạch sẽ không có biểu hiện của bệnh phụ khoa”, chị Yến thắc mắc.
Cũng trong tình cảnh giống chị Yến, chị Hồ Thị Thu Nguyệt cho biết: “Tôi khổ vì khô và cũng rất khó lý giải điều này. Tôi vẫn ham muốn gần gũi chồng nhưng không hiểu sao luôn bị rơi vào tình trạng “lực bất tòng tâm”. Nhiều hôm hiệp chính không thể bắt đầu được vì quá khô. Nhiều lúc vì điều này mà vợ chồng mất đoàn kết, không phải vì lý do tôi bị khô mà anh cho rằng tôi giả tạo cảm xúc, không thích (biểu hiện của khô)”.
“Nhiều khi chỉ vì một người nói có cảm xúc người nói không thành mà vợ chồng sinh mất đoàn kết. Tôi buồn lắm nhưng chẳng biết làm thế nào. Chồng nói tôi nên đi khám để chữa bệnh phụ khoa. Tôi cũng muốn đi khám để biết căn nguyên nhưng nhiều khi thấy ngại đến phòng khám với lý do rất tế nhị này”, chị Nguyệt thổ lộ.
Chữa không khó
Theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô âm đạo: Viêm âm đạo sẽ khiến tiết dịch âm đạo kém; Hormone giới tính thấp; Thụt rửa vùng kín quá sâu khiến “cô bé” trở nên khô hạn; Thiếu vitamin B khiến âm đạo bị khô, niêm mạc sung huyết, thậm chí lở loét; Buồng trứng bị thoái hóa; Rối loạn tuyến giáp…
Chữa bệnh phụ khoa 10
Khám bác sĩ chuyên khoa sớm để biết căn nguyên gây khô âm đạo và chữa trị sớm. Ảnh minh họa.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nga, Khoa sản, Phòng khám Quân y, đường Giải Phóng, Hà Nội cho biết: “Âm đạo không bài tiết đủ chất nhờn để có độ trơn ướt, người phụ nữ có thể cảm thấy ngứa và khó chịu. Chứng khô âm đạo có thể làm giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục và là nguyên nhân đầu tiên gây đau khi giao hợp. Khô âm đạo rất phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi”.
“Có nhiều cách chữa bệnh phụ khoa với chứng khô âm đạo hiệu quả: Khi quan hệ tình dục nên dành cho người nữ màn dạo đầu tạo hứng phấn tốt đủ thời gian tạo sự trơn ướt cần thiết cho “hiệp chính”; Chữa viêm âm đạo nếu đó là căn nguyên gây chứng khô; Dùng thuốc can thiệp để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt quá thưa. Chu kỳ thưa là do bất thường của trục tuyến dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng. Điều này, khiến buồng trứng, tuyến yên kém hoạt động, làm cho mô âm đạo thiếu hormone dẫn đến khô âm đạo”, bác sĩ Nga khuyến cáo.
Ngoài ra, có thể dung thuốc bôi trơn như astroglide, Lubrin và K-Y gel. Đây là loại thuốc có thể làm trơn âm đạo trong nhiều giờ. Hoặc dùng thuốc làm ẩm ướt âm đạo như Replens, K-Y. Đây là thuốc có khả năng tác động đến mô âm đạo và làm giảm khô, có thể cho tác dụng kéo dài hơn 1 ngày. Loại thuốc này thường có độ pH thấp nên duy trì được môi trường toan của âm đạo, do đó còn có thể giảm được tình trạng nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó cần bổ sung vào chế độ ăn nhiều sản phẩm làm từ đậu tương để cải thiện tình hình. Do đậu tương có chất isoflavone được coi là estrogen thực vật có thể giúp giảm khô âm đạo. Cũng cần uống đủ nước, nếu nước tiểu có màu vàng xẫm và khai nồng hoặc đi tiểu dưới 4 lần mỗi ngày nghĩa là cần bổ sung thêm nước.
theo : http://afamily.vn
Chị Hà Thị Yến, phố Mã Mây, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: “Tôi vẫn có cảm xúc gối chăn nhưng khi lâm trận cứ khô khốc khiến chuyện yêu vô cùng khó khăn. Tôi đã gọi điện hỏi trung tâm tư vấn y tế, các chuyên gia khuyên tôi nên loại bỏ áp lực tâm lý, có màn dạo đầu tốt hơn. Tuy nhiên, tôi loại bỏ hai tình huống này vì tôi không bị áp lực tâm lý và đối tác cũng rất tuyệt vời với màn dạo đầu”.
“Vì không thể tự tìm ra câu trả lời, tôi quyết định đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị viêm âm đạo. Tôi thấy lạ vì mình rất khô thoáng, sạch sẽ không có biểu hiện của bệnh phụ khoa”, chị Yến thắc mắc.
Cũng trong tình cảnh giống chị Yến, chị Hồ Thị Thu Nguyệt cho biết: “Tôi khổ vì khô và cũng rất khó lý giải điều này. Tôi vẫn ham muốn gần gũi chồng nhưng không hiểu sao luôn bị rơi vào tình trạng “lực bất tòng tâm”. Nhiều hôm hiệp chính không thể bắt đầu được vì quá khô. Nhiều lúc vì điều này mà vợ chồng mất đoàn kết, không phải vì lý do tôi bị khô mà anh cho rằng tôi giả tạo cảm xúc, không thích (biểu hiện của khô)”.
“Nhiều khi chỉ vì một người nói có cảm xúc người nói không thành mà vợ chồng sinh mất đoàn kết. Tôi buồn lắm nhưng chẳng biết làm thế nào. Chồng nói tôi nên đi khám để chữa bệnh phụ khoa. Tôi cũng muốn đi khám để biết căn nguyên nhưng nhiều khi thấy ngại đến phòng khám với lý do rất tế nhị này”, chị Nguyệt thổ lộ.
Chữa không khó
Theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô âm đạo: Viêm âm đạo sẽ khiến tiết dịch âm đạo kém; Hormone giới tính thấp; Thụt rửa vùng kín quá sâu khiến “cô bé” trở nên khô hạn; Thiếu vitamin B khiến âm đạo bị khô, niêm mạc sung huyết, thậm chí lở loét; Buồng trứng bị thoái hóa; Rối loạn tuyến giáp…
Chữa bệnh phụ khoa 10
Khám bác sĩ chuyên khoa sớm để biết căn nguyên gây khô âm đạo và chữa trị sớm. Ảnh minh họa.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nga, Khoa sản, Phòng khám Quân y, đường Giải Phóng, Hà Nội cho biết: “Âm đạo không bài tiết đủ chất nhờn để có độ trơn ướt, người phụ nữ có thể cảm thấy ngứa và khó chịu. Chứng khô âm đạo có thể làm giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục và là nguyên nhân đầu tiên gây đau khi giao hợp. Khô âm đạo rất phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi”.
“Có nhiều cách chữa bệnh phụ khoa với chứng khô âm đạo hiệu quả: Khi quan hệ tình dục nên dành cho người nữ màn dạo đầu tạo hứng phấn tốt đủ thời gian tạo sự trơn ướt cần thiết cho “hiệp chính”; Chữa viêm âm đạo nếu đó là căn nguyên gây chứng khô; Dùng thuốc can thiệp để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt quá thưa. Chu kỳ thưa là do bất thường của trục tuyến dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng. Điều này, khiến buồng trứng, tuyến yên kém hoạt động, làm cho mô âm đạo thiếu hormone dẫn đến khô âm đạo”, bác sĩ Nga khuyến cáo.
Ngoài ra, có thể dung thuốc bôi trơn như astroglide, Lubrin và K-Y gel. Đây là loại thuốc có thể làm trơn âm đạo trong nhiều giờ. Hoặc dùng thuốc làm ẩm ướt âm đạo như Replens, K-Y. Đây là thuốc có khả năng tác động đến mô âm đạo và làm giảm khô, có thể cho tác dụng kéo dài hơn 1 ngày. Loại thuốc này thường có độ pH thấp nên duy trì được môi trường toan của âm đạo, do đó còn có thể giảm được tình trạng nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó cần bổ sung vào chế độ ăn nhiều sản phẩm làm từ đậu tương để cải thiện tình hình. Do đậu tương có chất isoflavone được coi là estrogen thực vật có thể giúp giảm khô âm đạo. Cũng cần uống đủ nước, nếu nước tiểu có màu vàng xẫm và khai nồng hoặc đi tiểu dưới 4 lần mỗi ngày nghĩa là cần bổ sung thêm nước.
theo : http://afamily.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét