Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Con em được gần 12 tháng nhưng em chưa thấy kinh trở lại. Trước khi có con, kinh nguyệt  không được đều và em luôn bị viêm nên phải đến bác sĩ đặt thuốc luôn. Vậy có bình thường không? (Một bạn đọc đề nghị không nêu tên)

Thông thường, phụ nữ sau khi sinh có thể thấy ra máu lần đầu sau 21 ngày (gọi là tiểu kinh nguyệt) và sau 45 ngày thì có kinh trở lại.
Em không nói rõ đã bao nhiêu tuổi; vậy nếu không thấy kinh khi con đã gần 12 tháng tuổi thì cần làm rõ một số yếu tố sau:

- Việc đầu tiên cần nghĩ đến là có thể có thai. Nếu khả năng có thai là nhiều thì cần tiến hành xét nghiệm để xác định có thai hoặc đi gặp bác sĩ để được khám.
- Thời gian không có kinh sau đẻ sẽ kéo dài hơn nếu cho con bú bằng sữa mẹ.
- Xem có bệnh hay bị xúc động mạnh, thay đổi môi trường sống, thay đổi nghề…thì cũng dễ mất kinh do những căng thẳng thần kinh (stress) có ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
- Mới ngừng uống thuốc tránh thai thì cũng cần nhiều tháng kinh nguyệt mới trở lại sau khi đã ngừng uống thuốc.
- Sút cân nhiều trong một thời gian ngắn do kiêng ăn quá kỹ lưỡng hay vận động quá sức. Sút cân đột ngột thường dẫn đến mất kinh cũng như lao động, luyện tập thể lực quá mức, vì vậy nhiều vận động viên nữ cũng hay bị mất kinh. Ngừng luyện tập thì kinh nguyệt lại trở lại.
- Phụ nữ đã trên 45 tuổi, đang ở giai đoạn tiền mãn kinh dễ có kinh nguyệt ngắt quãng là chuyện bình thường.
- Một số thuốc có thể gây mất kinh (ma tuý, thuốc chữa ung thư, thuốc tránh thai…), cần báo cho thầy thuốc những thứ thuốc đang dùng.
Nếu phụ nữ mất kinh kèm có hai hay nhiều triệu chứng sau đây: lông tóc mọc nhiều – giọng nói trầm xuống – tăng cân không cắt nghĩa được thì có thể do rối loạn về bài tiết horrmon và cần đi khám bệnh.
Còn phòng viêm âm đạo tái phát thì nên quan tâm đến những thông tin sau đây:
Trước hết cần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng một lối sống lành mạnh:
- Vận động hàng ngày, chế độ ăn cân đối, ngủ đủ giấc
- Rửa âm hộ và hậu môn bằng loại sà phòng nhẹ hay thuốc rửa phụ khoa Betadine 10% (không nên dùng sà phòng thơm) ít nhất là một lần trước khi đi ngủ
- Tránh không rửa sâu (hay thụt rửa) trong âm đạo vì gây mất cân bằng cho môi trường âm đạo, càng làm cho nấm dễ phát triển, cũng không xịt dung dịch khử mùi hôi vào vùng cơ quan sinh dục
- Rửa và lau khô sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện nhưng lưu ý rửa từ trước ra sau để không lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo.
- Dùng giấy vệ sinh sạch, không cần dùng loại có mùi thơm.
- Dùng ít đường và cà phê vì dùng nhiều cũng làm thay đổi độ pH tự nhiên của âm đạo.
- Đồ lót ẩm và chật là điều kiện thuận lợi để nấm hoặc phát triển. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc thuốc bôi trơn khi quan hệ tình dục vì viêm nhiễm âm đạo dễ làm giảm sự tiết dịch nhờn ở âm đạo.
- Có khi phải điều trị cả chồng/bạn tình để phòng ngừa sự lây nhiễm cho nhau (Sporal 100mg, uống 2 viên mỗi ngày trong 3-5 ngày liên tiếp), nhất là khi thực hành quan hệ tình dục theo đường miệng.
- Dùng acidophilus (dưới dạng viên nang gynophyllus), nhất là khi đang dùng kháng sinh, cần kiểm tra xem thuốc còn hạn dùng không, hoặc phải bảo quản thuốc trong tủ lạnh.

Theo 24h.com

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét