Nếu mắc bệnh lý, người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng, có thể bao gồm:
– Khí hư ra nhiều bất thường, dạng nhớt hoặc có mủ, đôi khi kèm cả sợi máu.
– Khí hư có thể mầu xám hoặc màu vàng, đôi khi có mùi khó chịu.
– Thường xuyên đi tiểu đau.
– Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, giữa các kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh.
Đi khám bác sĩ nếu có:
Dai dẳng ra dịch âm đạo bất thường.
Âm đạo chảy máu không phải chu kỳ kinh.
Đau khi giao hợp.
– Thông thường, viêm cổ tử cung không có dấu hiệu và triệu chứng và có thể được phát hiện chỉ trong quá trình xét nghiệm Pap thường xuyên.
Viêm cổ tử cung có ảnh hưởng thai nhi không?
Viêm cổ tử cung
có 2 loại cấp và mạn tính. Viêm cổ tử cung cấp tính thường do vi trùng
Gonococcus, một số do Staphylococcus, Enterococci… có thể lan lên tử
cung và phần phụ. Viêm mạn tính cổ tử cung sẽ làm thay đổi cấu trúc mô
học của cổ tử cung tạo thành các hạt sần sùi.
Cả
hai loại đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là vi trùng sẽ
thâm nhập vào bào thai, có thể gây sinh non hoặc nhiễm trùng sơ sinh khi
bé được sinh ra.
Vì
vậy cần thiết phải được đi khám chuyên khoa và điều trị thật tốt các
loại bệnh viêm nhiễm sinh dục nữ, trong đó có viêm cổ tử cung.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét