Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Những điều bạn nên biết về sự bất thường của kinh nguyệt

– Màu sắc của kinh nguyệt: trong chu kỳ kinh nguyệt, khi trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và hình thành máu kinh. Thông thường máu kinh sẽ ở dạng lỏng, có màu đỏ, có thể đậm hoặc nhạt tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người nhưng nếu máu kinh có màu đen thì lại là biểu hiện sự bất thường của kinh nguyệt.
– Thời gian ra máu: trung bình thời gian ra máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 5 ngày một số trường hợp có thể tới 7 ngày. Những trường hợp kinh nguyệt bất thường thời gian ra máu sẽ kéo dài hơn 7 ngày.
– Lượng máu kinh ra quá nhiều: khi gặp vấn đề về kinh nguyệt thì lượng máu kinh của bạn sẽ ra nhiều hơn so với những lần trước, thậm chí bạn phải thay băng nhiều lần vì máu ra quá nhiều hoặc cũng có khi máu kinh lại ra rất ít.
– Luôn cảm thấy chóng mặt, da dẻ xanh xao, người mệt mỏi, cũng là những biểu hiện khi kinh nguyệt của bạn có vấn đề.
Lý giải sự bất thường của kinh nguyệt
Kinh nguyệt bất thường khi ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày

 Lý giải về sự bất thường của kinh nguyệt

Lý giải sự bất thường của kinh nguyệt, theo bác sĩ phụ khoa của Phòng khám đa khoa Thiên Hòa thì sở dĩ kinh nguyệt của bạn trở nên bất thường là do một trong số các nguyên nhân sau đây:
– Thay đổi nội tiết tố: khi sự cân bằng của các hormone tham gia quá trình sản sinh nội mạc tử cung bị phá vỡ thì lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên bất thường khiến máu kinh chảy nhiều hơn và thời gian hành kinh cũng sẽ dài hơn.
– Vấn đề tâm lý: căng thẳng thần kinh, cơ thể mệt mỏi, stress nặng,…gây ra sự rối loạn nội tiết tố và cũng là những nguyên nhân khiến kinh nguyệt gặp bất thường.
– Thiếu chất dinh dưỡng: bạn nên xem lại chế độ dinh dưỡng của mình bởi ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và quá trình sản sinh các hormone chi phối sự rụng trứng cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn và gây ra sự bất thường về kinh nguyệt.
Lý giải sự bất thường của kinh nguyệt
Kinh nguyệt bất thường do thay đổi nội tiết tố
– Các bệnh phụ khoa: ngoài những nguyên nhân trên thì kinh nguyệt của bạn gặp vấn đề còn có thể do bạn đã mắc một bệnh phụ khoa nào đó như hội chứng đa nang buồng trứng, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa,…

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Kinh nguyệt là yếu tố phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khoẻ của người phụ nữ, thể hiện qua màu sắc, số lượng và thời gian... Chính vì vậy, lượng kinh nguyệt quá nhiều (trên 80ml/chu kỳ và dài quá 7 ngày) có thể là dấu hiệu của một số bệnh như u xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung, hoặc các bệnh về máu,…Vậy, thế nào là kinh nguyệt ra nhiều? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này và phòng tránh nó như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ lần lượt đi vào từng vấn đề.

Thế nào là kinh nguyệt ra nhiều?


Kinh nguyệt quá nhiều là lượng kinh nguyệt ra hàng tháng vượt quá 80ml/ chu kỳ hoặc thời gian “đèn đỏ” dài quá 7 ngày. Khi đó, mỗi lần thay băng phải cần đến 2 băng vệ sinh và phải thay liên tục mỗi giờ, máu kinh đóng thành cục lớn. Chị em có dấu hiệu mệt mỏi, thở hơi nhanh, đau bụng dưới.

Kinh nguyệt ra nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu tình trạng lượng kinh quá nhiều kéo dài liên tục thì chị em cần cảnh giác, vì nó có thể là dấu hiệu của các bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung, hoặc các bệnh về máu,…

Nguyên nhân kinh nguyệt ra nhiều là do đâu?

-    Do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, pôlyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, liên quan đến thai nhi, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)…
-    Bệnh thường gặp ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, tiền mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mãn, bệnh tim, thận, lupus ban đỏ…
-    Do dùng thuốc phá thai và dùng các loại thuốc tránh thai nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp.
 Đọc thêm:

Cách phòng tránh kinh nguyệt ra nhiều như thế nào?

Theo các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, để phòng tránh kinh nguyệt ra nhiều, chị em nên thực hiện một số nguyên tắc sau đây:

- Duy trì một trọng lượng vừa phải: Estrogen được sản xuất bởi các tế bào chất béo, do đó, phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng có quá nhiều estrogen. Vì vậy, quan trọng nhất là phải duy trì một trọng lượng vừa phải.

- Tập thể dục thường xuyên: Ngoài việc giúp giảm cân hoặc duy trì một trọng lượng vừa phải, tập thể dục cũng cải thiện lưu thông máu, làm tăng sức khỏe tâm thần, thể chất và cân bằng estrogen.

- Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ không phải chỉ một "nhiệm vụ" trong mục tiêu giảm cân mà còn giúp duy trì sự cân bằng nội tiết tố bằng cách làm giảm estrogen thừa trong đường tiêu hóa và loại bỏ nó khỏi cơ thể trước khi nó có thể được tái hấp thu.

- Giữ nước cho cơ thể: Cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì sự cân bằng hormone và duy trì chức năng thải độc của gan và thận. Các cơ quan này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ estrogen thừa ra khỏi cơ thể.

- Giảm tiếp xúc với xenoestrogen: Xenoestrogen là một dạng estrogen nhân tạo, và được đưa từ bên ngoài vào cơ thể, góp phần làm thừa estrogen. Xenoestrogens được tìm thấy trong mỹ phẩm, các sản phẩm vệ sinh cá nhân, trong một số thực phẩm, và trong một số đồ nhựa.
Theo : Phòng Khám Phụ Khoa Hà Nội

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

“Cô bé” của bạn là bộ phận cực kỳ nhạy cảm, chỉ một chút sơ xuất về cách vệ sinh, chăm sóc cũng có thể gây nên những hiện tượng không bình thường ở vùng kín đặc biệt là ngứa rát. Bị ngứa vùng kín có thể do một số nguyên như: nấm âm đạo và viêm nhiễm, các vi khuẩn gây hại gây ngứa ở vùng kín, mụn rộp sinh dục, ngứa vùng kín do rận lông mu hoặc khi quan hệ bị lây nhiễm bệnh u sùi sinh dục…
Bị ngứa vùng kín – Nguyên nhân dễ nhận biết
– Ngứa vùng kín do không vệ sinh sạch sẽ
– Dùng dung dịch vệ sinh có độ PH chênh lệch lớn, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi
– Quan hệ tình dục bừa bãi, lây nhiễm bệnh truyền nhiễm gây tình trạng bị ngứa vùng kín
– Trong kì kinh nguyệt dùng băng vệ sinh không đúng cách, mặc quần áo ẩm ướt hay bó chặt gây ngứa rát vùng kín.
Bị ngứa vùng kín – Nguyên nhân khó nhận biết
– Nấm âm đạo gây ngứa rát vùng kín, tấy đỏ khó chịu, ra khí hư nhiều
– Vi khuẩn và loạn khuẩn trong môi trường âm đạo ẩm ướt, mất cân bằng gây ra hiện tượng ngứa vùng kín, khí hư đậm màu
– Bị mụn rộp sinh học hay hiện tượng sùi mào gà gây ra do vi khuẩn HPV. Sùi mào gà càng lớn gây hiện tượng ngứa càng nhiều.
– Rận lông mu tấn công vào vùng lông rậm rạp khiến cho vùng kín bị ngứa do chúng tập trung hút máu
 Bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách khắc phục - 1
Ngứa vùng kín – Mối lo ngại của rất nhiều chị em
Cách chữa ngứa vùng kín hiệu quả
Đối với các chị em mà bị ngứa vùng kín thường có rất nhiều lý do không chỉ là do không vệ sinh sạch sẽ mà cũng có thể là do quá sạch sẽ hoặc là do stress trong cuộc sống. Để phòng ngừa điều trị hiệu quả khi bị ngứa vùng kín, các chị em phụ nữ hãy cùng tham khảo các phương pháp đơn giản dưới đây.
– Không nên gãi: Việc gãi lên khu vực da ở vùng kín không những không làm hết ngứa mà còn gây ra nguy hiểm vì vùng da này rất nhạy cảm và nhanh chóng bị tổn thương nếu như bạn gãi lên nó. Những vết gãi sẽ bị tổn thương gây cảm giác đau rát, nhất là ở vùng kín ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, vùng kín bị viêm nhiễm.
– Luôn ý thức giữ cho vùng kín được khô thoáng giúp duy trì “cô bé’ của bạn luôn khỏe mạnh, tránh ngứa vùng kín.
– Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ: Nhiều chị em nghĩ rằng bị ngứa rát vùng kín thì chỉ cần rửa bằng dung dịch là khỏi, tuy nhiên đây là một việc làm sai lầm.
– Không nên dùng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên: vì sử dụng nhiều sẽ làm cho môi trường âm đạo bị ẩm, vi khuẩn dễ tấn công gây ra ngứa vùng kín.
– Đi khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện, điều tranh nhanh và hiệu quả bệnh phụ khoa, bảo vệ sức khỏe sinh sản của nữ giới về sau.
Vấn đề cần thiết khi bị ngứa vùng kín là bạn nên đến phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và có cách chữa trị an toàn, đảm bảo tính hiệu quả cao, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Theo : http://eva.vn/

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

 Rất nhiều người vẫn lầm tưởng việc làm “chuyện ấy” khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi và bà mẹ. Nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược, quan hệ trong thai kỳ không những không hề ảnh hưởng đến em bé, mà nó còn mang lại những lợi ích bất ngờ.
Sau đây là những lý do để các ông bố, bà mẹ tương lai ngừng kiêng làm “chuyện ấy” và bắt đầu một khoảng thời gian mang thai thú vị hơn.
Giúp bạn hạnh phúc
Quan hệ tình dục phát tán một số hormone bao gồm oxytocin và endorphin – các loại hormone có khả năng cải thiện tâm trạng, do đó giúp mẹ và em bé vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Đốt cháy calo
Quan hệ tình dục là cách lành mạnh để đốt cháy calo trong thời gian mang thai. Bạn thậm chí có thể đốt cháy khoảng 50 calo trong 30 phút “lâm trận”.
 Những lợi ích bất ngờ của “chuyện ấy” khi mang thai - 1
Quan hệ tình dục là cách lành mạnh để đốt cháy calo trong thời gian mang thai.
Cải thiện khả năng “lên đỉnh”
Nhiều bà mẹ mang thai cho rằng họ thường có xu hướng đạt cực khoái tốt hơn khi quan hệ trong thai kỳ.
Mang lại giấc ngủ ngon
Quan hệ tình dục sẽ giúp các bà bầu thư giãn, do đó mang lại giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nó còn tạo ra chuyển động lắc cho em bé trong bụng ngủ tốt hơn.
Giúp bạn khám phá ra những tư thế thú vị khác
Từ việc hạn chế đặt áp lực lên bụng các bà mẹ, trong "cái khó ló cái khôn", rất có thể các cặp đôi sẽ tìm thấy được những tư thế yêu thích và thú vị hơn trong quá trình trải nghiệm.
Thắt chặt tình cảm vợ chồng
Quan hệ tình dục sẽ tạo nên sợi dây kết nối tình cảm giữa các cặp đôi, từ đó giúp giải tỏa những vấn đề tâm lý ở người mẹ, giúp mẹ và em bé trong tình trạng tâm sinh lý tốt nhất.
Theo V.Nữ (Người lao động/Health Me Up)

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Theo các chuyên gia, kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài còn được gọi là rong kinh. Nó có thể xảy ra do yếu tố tâm lý bất ổn, do sự rối loạn nội tiết tố nữ hay do ảnh hưởng của các loại thuốc, nhất là thuốc tránh thai và phá thai. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
– Do máu khó đông: Ở những người máu khó đông, việc chảy máu bình thường rất khó kiểm soát được. Khi đến kỳ kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều và kéo dài càng khiến cho họ mệt mỏi vì bị mất máu nặng. 
– Do các bệnh lý ở cơ quan sinh sản: Đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung…. đã được biết đến là những bệnh gây rối loạn kinh nguyệt, làm cho kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài. Chẳng hạn, u xơ tử cung thường gây chảy máu nhiều, làm thời gian hành kinh kéo dài kèm theo cảm giác đau đớn; lạc nội mạc tử cung làm kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng kinh dữ dội… Ngoài ra, bướu sợi tử cung cũng là một trong những bệnh lý gặp nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, gây ra hiện tượng rong kinh. 
Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài là bị làm sao?
Không nên chủ quan khi kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài
Từ những lý do trên đây có thể thấy rằng: kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài có khi là do sự thay đổi hay một sự rối loạn nào đó và nó sẽ được cải thiện khi những yếu tố này được ổn định lại. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tử cung, bệnh buồng trứng… Những bệnh này đều liên quan mật thiết để chức năng sinh sản của nữ giới, khi không được điều trị kịp thời, nó sẽ khiến người bệnh bị suy giảm hoặc gặp khó khăn trong việc mang thai và sinh đẻ, thậm chí có người còn bị vô sinh. 
Theo các chuyên gia, khi kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài, chị em phụ nữ cần đi khám để tìm hiểu rõ nguyên do. Nếu không phải vì bệnh lý, bạn chỉ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tránh để tâm trạng căng thẳng quá mức. Nếu hiện tượng đó xảy ra do các bệnh lý, bác sĩ sẽ cân nhắc về cách điều trị thích hợp với từng bệnh.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ- Khám phụ khoa nữ

Nhiễm trùng đường tiết niệu được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ, đặc biệt là các chị em trong độ tuổi từ 20 – 50. Quá trình gây nhiễm khuẩn bắt nguồn từ sự xâm nhập vào lỗ niệu đạo rồi di chuyển tới bàng quang một cách dễ dàng.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục ngoài những ảnh hưởng tới sức khỏe mà nó đưa tới thì sự tác động của bệnh lý này cũng gây ra bệnh viêm niệu đạo. Ngoài ra, các hóa chất kích thích hay tác nhân bên ngoài khác cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý gây ra triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ.
Tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ còn có thể do bệnh lý phụ khoa thường gặp nhất ở chị em là viêm âm đạo. Và cuối cùng là các tác nhân kích thích như rượu hay cà phê khi đói hoặc uống quá mức cho phép.
Tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây triệu chứng tiểu buốt, rắt

Triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ

Các triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt ngoài biểu hiện đau buốt, rát trong những lần đi tiểu nhiều thì còn đi kèm các biểu hiện khác theo từng nguyên nhân bệnh. Cụ thể:
– Tiểu buốt tiểu rắt  kèm theo mùi mạnh, nước tiểu kèm máu khi nguyên nhân là nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang).
– Chị em đau ở phần lưng trên, sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn và nôn, nước tiểu đục, đi tiểu cấp bách đi kèm với tiểu buốt tiểu rắt khi mắc bệnh viêm bể thận.
– Viêm niệu đạo không chỉ gây nên tiểu buốt tiểu rắt mà còn có các biểu hiện mẩn đỏ quanh niệu đạo và dịch tiết âm đạo.
– Viêm âm đạo với biểu hiện đau hoặc ngứa ở âm đạo, có mùi hôi ở âm đạo, đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.
Tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ có sự ảnh hưởng không nhỏ không chỉ với sức khỏe bản thân họ mà còn tác động cho cả người chồng. Bởi vậy, điều trị kịp thời bằng cách chọn lựa cơ sở y tế tin tưởng về chất lượng như Phòng khám đa khoa Thiên Hòa là điều không nên chần chừ.

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Vệ sinh không sạch sẽ và quan hệ trong thời gian kinh nguyệt

 Kinh nguyet khong deu - Thời gian hành kinh là lúc vùng niệu đạo dễ dàng bị các vi khuẩn tấn công khi không có cách vệ sinh sạch sẽ, đúng đắn. Bởi vậy, rửa sạch vùng kín trong thời gian này, thay băng vệ sinh đều đặn là những việc làm quan trọng để ngăn ngừa cơ hội cho sự xâm  nhập của vi khuẩn.
Không chỉ vệ sinh không đúng cách trong thời gian kinh nguyệt là nguyên nhân viêm niệu đạo ở nữ giới mà quan hệ tình dục trong thời gian này cũng có thể đưa vi khuẩn của niệu đạo trước vào trong niệu đạo sau và bàng quang thông qua động tác đẩy.
Nguyên nhân viêm niệu đạo ở nữ giới
Quan hệ thời gian “đèn đỏ” tạo cơ hội xâm nhập niệu đạo

Thời kỳ mang thai

Giai đoạn mang thai, từ cung người phụ nữ mở to, đè lên bàng quang và ống dẫn niệu đồng thời sự thay đổi nội tiết cũng ống dẫn niệu nở ra, co bóp chậm lại, làm cho nước tiểu chảy chậm hoặc hình thành tích dịch nhẹ. Đây là lý do cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh viêm niệu đạo.
Hiểu biết nguyên nhân viêm niệu đạo ở nữ giới để phòng tránh là điều cần thiết nhưng khi không may mắc bệnh, bạn cần kịp thời điều trị, tránh để bệnh phát triển tới mãn tính gây ra các hệ lụy với sức khỏe, nhất là vô sinh.
Xem thêm : Rong kinh

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Trễ kinh ở nữ giới ngoài nguyên nhân có thai còn do stress, giảm cân quá nhiều, luyện tập thể dục quá sức hoặc mãn kinh sớm.
  • Kinh nguyệt có màu đen và cách điều trị
  • Làm thế nào để có kinh nguyệt đều đặn?
 
Bác sĩ phụ khoa Alyssa Dweck, tác giả của cuốn “Vis for Vagina”, trình bày 7 lý do tiềm ẩn khiến phụ nữ bị trễ kinh mà không liên quan đến chuyện thai nghén.
1. Giảm cân quá nhiều hoặc luyện tập thể thao quá sức
Bác sĩ Dweck nói trên Womenshealthmag rằng: "Trễ kinh là một nguyên nhân phụ nữ thường gặp. Nếu chỉ số BMI của bạn đột ngột giảm xuống dưới 18 hoặc 19, bạn có thể sẽ bị mất kinh". Thói quen chán ăn, ăn uống vô độ, những sự kiện thể thao yêu cầu bạn phải luyện tập nhiều hơn bình thường cũng gây tình trạng này.
Ông Dweck cho biết: "Cơ chế tự nhiên cơ thể có khả năng ngăn cản việc mang thai khi bạn đang căng thẳng cực độ. Cơ thể sẽ ngăn sự rụng trứng, không sản sinh nhiều estrogen, không thể làm dày thành tử cung. Kết quả là bạn sẽ không có kinh”.
Ảnh: Womenshealthmag.
Ảnh: Womenshealthmag.
2. Stress
Một biến cố làm chấn động cuộc sống của bạn có thể dẫn đến vô kinh. Dweck giải thích: "Trong não bộ, vùng dưới đồi chính là nơi sản sinh các hormone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vùng dưới đồi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự căng thẳng. Vì vậy, nếu bạn đang đối mặt với những thách thức lớn như gia đình có tang, cuộc chia tay đau buồn, hoặc bất kỳ biến cố nào gây nhiều biến động, thì đó có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này".
3. Tuyến giáp bất thường
Tuyến giáp nằm ở cổ, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác để giữ cho cơ thể luôn vận hành tốt. Ông Dweck nói: "Nếu bạn đang bị mất cân bằng tuyến giáp, dù đó là sự suy giảm hoặc tăng cường hoạt động của tuyến này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn”. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng khác của rối loạn tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
4. Triệu chứng đa nang buồng trứng
PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) là sự mất cân bằng nội tiết tố làm thay đổi hàm lượng estrogen, progesterone, testosterone gây hạn chế rụng trứng. Ông Dweck nói: "Những trường hợp phụ nữ mất kinh do đa nang buồng trứng ngày càng nhiều và với những mức độ khác nhau. Nó có thể khiến bạn mất kinh hoàn toàn hoặc có nhưng không đều đặn”.
Những triệu chứng khác của PCOS bao gồm sự phát triển lông ở những vùng ngoại l như mặt và ngực, tăng cân và tiềm ẩn những vấn đề về việc sinh sản. Nếu bạn bị như thế, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn một kế hoạch điều trị kịp thời.
5. Những bệnh mãn tính 
Bất cứ căn bệnh mãn tính nào cũng gây căng thẳng cho hệ thống chung của cơ thể và có thể gây mất kinh. Ví dụ như bệnh dị ứng celiac...
6. Kiểm soát sinh sản
Sự “mất tích” của một chu kỳ kinh nguyệt có thể đơn giản do tác dụng phụ của biện pháp tránh thai bạn đang áp dụng. Ông Dweck cho biết: “Một số loại thuốc tránh thai liều thấp sẽ làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không hề nguy hiểm và nhiều khi còn là một tác dụng phụ tốt”. Các phương pháp như dùng vòng tránh thai chứa nội tiết, que cấy tránh thai dưới da hoặc thuốc tiêm cũng mang lại kết quả tương tự. Nếu bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai thì trong vài tháng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường mà không có vấn đề gì.
7. Mãn kinh sớm
Khi phụ nữ dưới 40 tuổi bị thiếu hụt một lượng hormone đáng kể có thể bị mãn kinh sớm, còn được gọi là suy buồng trứng sớm. Cùng với "tắt" chu kỳ kinh nguyệt còn có các triệu chứng như nóng trong người, đổ mồ hôi ban đêm và khô âm đạo. Ông Dweck nói: "Tình trạng này không phổ biến lắm, do đó bạn không nên quá lo lắng về nó".